1. Lịch sử
Ổ cứng đầu tiên trên thế
giới có là IBM 350 Disk File được chế tạo bởi Reynold Johnson ra mắt năm 1955 cùng máy tính IBM 305. Ổ cứng này có tới 50 tấm đĩa kích thước
24" với tổng dung lượng là 5 triệu kí tự. Một đầu từ được dùng để truy nhập
tất cả các tấm đĩa khiến cho tốc độ truy nhập trung bình khá thấp.
2. Cấu tạo
Cụm đĩa: Bao gồm toàn bộ các đĩa, trục quay và động
cơ.
Cụm đầu đọc: Đầu đọc/ghi và Cần di chuyển đầu đọc
Cụm mạch điện: gồm:
- Mạch điều khiển.
- Mạch xử lý dữ liệu.
- Bộ nhớ đệm
(cache hoặc buffer).
- Đầu cắm nguồn cung cấp
điện cho ổ đĩa cứng.
- Đầu kết nối giao tiếp
với máy tính.
- Các cầu đấu thiết đặt
(tạm dịch từ jumper) thiết đặt chế độ làm việc của ổ đĩa cứng.
Vỏ đĩa cứng: định vị các linh kiện và đảm bảo độ kín khít để
không cho phép bụi được lọt vào bên trong của ổ đĩa cứng, chịu đựng sự va chạm
(ở mức độ thấp) để bảo vệ ổ đĩa cứng. Do đầu từ chuyển động rất sát mặt đĩa nên nếu có bụi lọt vào trong ổ đĩa
cứng cũng có thể làm xước bề mặt, mất lớp từ và hư hỏng từng phần (xuất hiện
các khối hư hỏng (bad block))... Thành phần bên trong của ổ đĩa cứng là không
khí có độ sạch cao, để đảm bảo áp suất cân bằng giữa môi trường bên trong và
bên ngoài, trên vỏ bảo vệ có các hệ lỗ thoáng đảm bảo cản bụi và cân bằng áp suất.
Đĩa từ: Đĩa thường cấu tạo bằng nhôm hoặc thuỷ tinh, trên bề mặt được phủ một lớp vật liệu từ tính là nơi
chứa dữ liệu, lớp từ đó có thể được phủ ở cả hai mặt đĩa, đĩa cứng có thể
có nhiều đĩa từ, chúng gắn song song, quay đồng trục, cùng tốc độ với nhau khi hoạt động.
Track: là nhiều vòng tròn đồng tâm trên mặt đĩa, không phải là các
dạng xoắn ốc như trên đĩa nhựa, Track trên ổ đĩa cứng không cố định từ khi sản
xuất, chúng có thể thay đổi vị trí khi định dạng cấp thấp ổ đĩa. Một ổ đĩa cứng
đã hoạt động quá nhiều năm liên tục, khi kết quả kiểm tra bằng các phần mềm cho
thấy xuất hiện nhiều khối hư hỏng (bad block) thì có nghĩa là phần cơ của nó đã
rơ rão và làm việc không chính xác như khi mới sản xuất, lúc này thích hợp nhất
là format cấp thấp cho nó để tương thích hơn với chế độ làm việc của phần cơ.
Sector: Track là một vòng tròn hướng tâm, nhưng vòng trong đó không
liền nhau, mà là những nén đứt, mỗi nét đứt đó gọi là sector, 1 sector chứ dung
lượng 512byte.
Cylinder: là tập hợp các track mà tại đó đầu đọc/ghi đang đọc.
Trục quay: là một trục để gắn đĩa từ lên, trục này được gắn trực tiếp
với động cơ để quay đĩa, trục này được làm bởi hợp kim nhôm, nhẹ, đặc biệc trọng
tâm của nó phải chính xác chứ không khi quay ở tốc độ cao là sẽ bị rung lắc dẫn
đến việc đọc/ghi không chính xác.
Đầu đọc/ghi: được làm từ lõi ferit và cuộn dây, hoạt động như một
nam châm điện, nó được đặt rất sát với mặt đĩa, để đọc dữ liệu dưới dạng từ
hóa, hoặc từ hóa lên đĩa khi ghi.
Cần di chuyển đầu đọc/ghi: là nơi mà đầu đọc/ghi được gắn trên đó,
nó di chuyển để đưa đầu đọc/ghi đến những vị trí khác nhau trên đĩa để thực hiện
nhiệm vụ của đầu đọc/ghi.
3.Nguyên tắc hoạt động.
- Mọi yêu cầu từ OS máy tính đến ổ
cứng đều phải qua bo mạch điều khiển trung gian.
- Do tính chất làm việc của máy
tính, không theo một trình tự nào cả, lúc thì nó làm việc này, khi thì nó làm
việc kia, chưa kể đến tính đa nhiệm, bởi vậy mà một thời điểm luôn luôn xảy ra
quá trình đọc/ghi dữ liệu lên mặt đĩa(mặt đĩa được phủ một lớp từ tính có tác dụng
để lưu dưc liệu), và 1 dữ liệu a không được lưu một chỗ mà nằm rải rác tại các
vị trí khác nhau trên mặt đĩa. Do đó việc đọc/ghi không theo một trình tự như
là trên đĩa mềm.
- Khi thực hiện một tác vụ nào
đó, CPU phải yêu cầu dữ liệu từ ổ cứng, việc yêu cầu này được ổ cứng đáp ứng một
cách tuần tự hoặc thông qua bộ nhớ đệm kết hợp với một cách riêng nào đó tùy vào công nghệ, cách
thứ hai này giúp tăng tốc độ cho toàn hệ thống.
- Đầu đọc/ghi dữ liệu được cần di
chuyển đưa đi theo phương bán kính của mặt đĩa trong khi đĩa từ đó quay rất
nhanh đơn vị đo tốc độ này là rpm(vòng trên phút), việc phân bổ dữ liệu lên mặt
đĩa thì lại nhờ vào bo mạch trên ổ cứng đó làm việc.
- S.M.A.R.T (Self-Monitoring, Analysis,
and Reporting Technology) là công nghệ tự động giám sát, chẩn đoán và báo cáo
các hư hỏng có thể xuất hiện của ổ đĩa cứng để thông qua BIOS, các phần mềm
thông báo cho người sử dụng biết trước sự hư hỏng để có các hành động chuẩn bị
đối phó. Có thể bật hoặc tắt tính năng này trong bios.
4. Ổ cứng lai (hybrid hard disk drive) là các ổ đĩa cứng thông thường được gắn
thêm các phần bộ nhớ flash trên bo mạch của ổ đĩa cứng. Cụm bộ nhớ này hoạt động
khác với cơ chế làm việc của bộ nhớ đệm (cache) của ổ đĩa cứng: Dữ liệu chứa
trên chúng không bị mất đi khi mất điện.
Trong quá trình làm việc của ổ cứng
lai, vai trò của phần bộ nhớ flash như sau:
+ Lưu trữ
trung gian dữ liệu trước khi ghi vào đĩa cứng, chỉ khi máy tính đã đưa các dữ
liệu đến một mức nhất định (tuỳ từng loại ổ cứng lai) thì ổ đĩa cứng mới tiến
hành ghi dữ liệu vào các đĩa từ, điều này giúp sự vận hành của ổ đĩa cứng tối
hiệu quả và tiết kiệm điện năng hơn nhờ việc không phải thường xuyên hoạt động.
+ Giúp tăng tốc
độ giao tiếp với máy tính: Việc đọc dữ liệu từ bộ nhớ flash nhanh hơn so với việc
đọc dữ liệu tại các đĩa từ.
+ Giúp hệ điều
hành khởi động nhanh hơn nhờ việc lưu các tập tin khởi động của hệ thống lên
vùng bộ nhớ flash.
+ Kết hợp với
bộ nhớ đệm của ổ đĩa cứng tạo thành một hệ thống hoạt động hiệu quả.
5. Dung lượng ổ đĩa cứng được
tính bằng: (số byte/sector) × (số sector/track) × (số cylinder) × (số đầu đọc/ghi).
Đa số các hãng sản xuất đều tính dung lượng theo cách có lợi (theo cách tính 1
GB = 1000 MB mà thực ra phải là 1 GB = 1024 MB) nên dung lượng mà hệ điều hành
(hoặc các phần mềm kiểm tra) nhận ra của ổ đĩa cứng thường thấp hơn so với dung
lượng ghi trên nhãn đĩa.
6. Các tốc độ quay thông dụng thường là:
+ 3.600 rpm: Tốc
độ của các ổ đĩa cứng đĩa thế hệ trước.
+ 4.200 rpm:
Thường sử dụng với các máy tính xách tay mức giá trung bình và thấp trong thời
điểm 2007.
+ 5.400 rpm:
Thông dụng với các ổ đĩa cứng 3,5" sản xuất cách đây 2-3 năm; với các ổ
đĩa cứng 2,5" cho các máy tính xách tay hiện nay đã chuyển sang tốc độ
5400 rpm để đáp ứng nhu cầu đọc/ghi dữ liệu nhanh hơn.
+ 7.200 rpm:
Thông dụng với các ổ đĩa cứng sản xuất trong thời gian hiện tại (2007)
+ 10.000 rpm,
15.000 rpm: Thường sử dụng cho các ổ đĩa cứng trong các máy tính cá nhân cao cấp,
máy trạm và các máy chủ có sử dụng giao tiếp SCSI
7. Các thông số về thời gian trong ổ đĩa cứng
-
Thời gian
tìm kiếm trung bình
Thời gian tìm
kiếm trung bình (Average Seek Time) là khoảng thời gian trung bình (theo mili
giây: ms) mà đầu đọc có thể di chuyển từ một cylinder này đến một cylinder khác
ngẫu nhiên (ở vị trí xa chúng). Thời gian tìm kiếm trung bình được cung cấp bởi
nhà sản xuất khi họ tiến hành hàng loạt các việc thử việc đọc/ghi ở các vị trí
khác nhau rồi chia cho số lần thực hiện để có kết quả thông số cuối cùng.
Thông số này càng thấp càng tốt.
-
Thời gian truy cập ngẫu nhiên
Thời gian truy
cập ngẫu nhiên (Random Access Time): Là khoảng thời gian trung bình để đĩa cứng
tìm kiếm một dữ liệu ngẫu nhiên. Tính bằng mili giây (ms).
Đây là tham số quan trọng do
chúng ảnh hưởng đến hiệu năng làm việc của hệ thống, do đó người sử dụng nên
quan tâm đến chúng khi lựa chọn giữa các ổ đĩa cứng. Thông số này càng thấp
càng tốt.
- Thời
gian làm việc tin cậy
Thời gian làm
việc tin cậy MTBF: (Mean Time Between Failures) được tính theo giờ (hay có thể
hiểu một cách đơn thuần là tuổi thọ của ổ đĩa cứng). Đây là khoảng thời gian mà
nhà sản xuất dự tính ổ đĩa cứng hoạt động ổn định mà sau thời gian này ổ đĩa cứng
có thể sẽ xuất hiện lỗi (và không đảm bảo tin cậy).
8.Bộ nhớ đệm
Bộ nhớ đệm (cache hoặc buffer)
trong ổ đĩa cứng cũng giống như RAM của máy tính, chúng có nhiệm vụ lưu tạm dữ
liệu trong quá trình làm việc của ổ đĩa cứng. Hệ điều hành cũng có thể lấy một
phần bộ nhớ của hệ thống (RAM) để tạo ra một bộ nhớ đệm lưu trữ dữ liệu được lấy
từ ổ đĩa cứng nhằm tối ưu việc xử lý đối với các dữ liệu thường xuyên phải truy
cập, đây chỉ là một cách dùng riêng của hệ điều hành mà chúng không ảnh hưởng đến
cách hoạt động hoặc hiệu suất vốn có của mỗi loại ổ đĩa cứng. Có rất nhiều phần
mềm cho phép tinh chỉnh các thông số này của hệ điều hành tuỳ thuộc vào sự dư
thừa RAM trên hệ thống.
9. Chuẩn giao tiếp
10. Tốc độ truyền dữ liệu
Các thông số sau ảnh hưởng đến tốc
độ truyền dữ liệu của ổ đĩa cứng:
+ Tốc độ quay của đĩa từ.
+ Số lượng đĩa từ trong ổ đĩa cứng:
bởi càng nhiều đĩa từ thì số lượng đầu đọc càng lớn, khả năng đọc/ghi của đồng
thời của các đầu từ tại các mặt đĩa càng nhiều thì lượng dữ liệu đọc/ghi càng lớn
hơn.
+ Công nghệ chế tạo: Mật độ sít
chặt của các track và công nghệ ghi dữ liệu trên bề mặt đĩa (phương từ song
song hoặc vuông góc với bề mặt đĩa): dẫn đến tốc độ đọc/ghi cao hơn.
+ Dung lượng bộ nhớ đệm: Ảnh hưởng
đến tốc độ truyền dữ liệu tức thời trong một thời điểm.
11. Kích thước
Kích thước ổ đĩa cứng thường được tính theo inch
12.Sự sử dụng điện năng
- Đa số các ổ đĩa cứng của máy
tính cá nhân sử dụng hai loại điện áp nguồn: 5 Vdc và 12 Vdc (DC hoặc dc: Loại
điện áp một chiều).
- Ổ đĩa cứng thường tiêu thụ điện
năng lớn nhất tại thời điểm khởi động của hệ thống
13. Độ ồn
- Đơn vị tính độ ồn là db.
- Thông số này không quan trọng
khi mua ổ cứng.
- Những tiếng "lắc tắc"
nhỏ phát ra trong quá trình làm việc của ổ cứng một cách không đều đặn được
sinh ra bởi cần đỡ đầu đọc/ghi di chuyển và dừng đột ngột tại các vị trí cần định
vị để làm việc. Âm thanh này có thể giúp người sử dụng biết được trạng thái làm
việc của ổ đĩa cứng mà không cần quan sát đèn trạng thái HDD.
14. Chu trình di chuyển
- Chu trình di chuyển của cần đọc/ghi
(Load/Unload cycle) được tính bằng số lần chúng khởi động từ vị trí an toàn đến
vùng làm việc của bề mặt đĩa cứng và ngược lại.
- Sau mỗi phiên làm việc (tắt
máy), các đầu từ được di chuyển đến một vị trí an toàn nằm ngoài các đĩa từ nhằm
tránh sự va chạm có thể gây xước bề mặt lớp từ tính, một số ổ đĩa có thiết kế cần
di chuyển đầu đọc tự động di chuyển về vị trí an toàn sau khi ngừng cấp điện đột
ngột. Nhiều người sử dụng năng động có thói quen ngắt điện trong một phiên làm
việc trên nền DOS (bởi không có sự tắt máy chính thống) rồi tháo ổ đĩa cứng cho
các công việc khác, quá trình di chuyển có thể gây va chạm và làm xuất hiện các
khối hư hỏng (bad block).
15. Chịu đựng sốc.
Với các ổ cứng cho máy tính xách
tay hoặc các thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân hay các ổ đĩa cứng ngoài thì
thông số này càng cao càng tốt, với các ổ đĩa cứng gắn cho máy tính cá nhân để
bàn thì thông số này ít được coi trọng khi so sánh lựa chọn giữa các loại ổ cứng
bởi chúng đã được gắn cố định nên hiếm khi xảy ra sốc.
16. Nhiệt độ
- Nhiệt độ khi hoạt động là khoảng
40 độ c.
- Trên vỏ ổ cứng thường có một lỗ
nhỏ để thông thoáng và cân bằng áp suất cho ổ cứng, nhưng đảm bảo cản được các
hạt trong không khí, bởi bên trong nó là một môi trương không khí sạch.
- Ổ cứng mà ở những môi trường có
nhiệt độ và độ ẩm không đảm bảo, có thể làm ngưng tụ hơi nước, nếu ta sử dụng
ngay mà không làm ấm vật lý trước, thì dễ làm hỏng ổ cứng, khi mới mua ổ cứng,
chúng ta nên thảo vỏ bảo vệ, rồi để một chút bên ngoài, rồi hãy bật lên dùng.
17. Phân vùng
- Là vùng mà chứa các cylinder gần
nhau.
- Phân vùng để dễ dàng thao tác
và quản lý dữ liệu trên ổ cứng hơn
- Phân vùng chứa hệ điều hành
chính: Thường nên thiết lập phân vùng chứa hệ điều hành tại các vùng chứa phía
ngoài rìa của đĩa từ (outer zone) bởi vùng này có tốc độ đọc/ghi cao hơn, dẫn đến
sự khởi động hệ điều hành và các phần mềm khởi động và làm việc được nhanh hơn.
18. Định dạng của phân vùng.
- FAT (File Allocation Table):
Chuẩn hỗ trợ DOS và các hệ điều hành họ Windows 9X/Me (và các hệ điều hành
sau). Phân vùng FAT hỗ trợ độ dài tên 11 ký tự (8 ký tự tên và 3 ký tự mở rộng)
trong DOS hoặc 255 ký tự trong các hệ điều hành 32 bit như Windows 9X/Me. FAT
có thể sử dụng 12 hoặc 16 bit, dung lượng tối đa một phân vùng FAT chỉ đến 2 GB
dữ liệu.
- FAT32 (File Allocation Table,
32-bit): Tương tự như FAT, nhưng nó được hỗ trợ bắt đầu từ hệ điều hành Windows
95 OSR2 và toàn bộ các hệ điều hành sau này. Dung lượng tối đa của một phân
vùng FAT32 có thể lên tới 2 TB (2.048 GB).
- NTFS (Windows New Tech File
System): Được hỗ trợ bắt đầu từ các hệ điều hành họ NT/2000/XP/Vista. Một phân
vùng NTFS có thể có dung lượng tối đa đến 16 exabytes.
- exFAT (extended File Allocation
Table): được thiết kế đặc biệt cho các ổ flash USB.
19. Format cấp thấp.
Format cấp thấp
(low-level format) là sự định dạng lại các track, sector, cylinder (bao gồm cả
các ‘khu vực" đã trình bày trong phần sector). Format cấp thấp thường được
các hãng sản xuất thực hiện lần đầu tiên trước khi xuất xưởng các ổ đĩa cứng.
Người sử dụng chỉ nên dùng các phần mềm của chính hãng sản xuất để format cấp
thấp (cũng có các phần mềm của hãng khác nhưng có thể các phần mềm này không nhận
biết đúng các thông số của ổ đĩa cứng khi tiến hành định dạng lại).
Khi các ổ cứng
đã làm việc nhiều năm liên tục hoặc có các khối hư hỏng xuất hiện nhiều, điều
này có hai khả năng: sự lão hoá tổng thể hoặc sự rơ rão của các phần cơ khí bên
trong ổ đĩa cứng. Cả hai trường hợp này đều dẫn đến một sự không đáng tin cậy
khi lưu trữ dữ liệu quan trọng trên nó, do đó việc định dạng cấp thấp có thể
kéo dài thêm một chút thời gian làm việc của ổ đĩa cứng để lưu các dữ liệu
không mấy quan trọng. Format cấp thấp giúp cho sự đọc/ghi trên các track đang bị
lệch lạc trở thành phù hợp hơn khi các track đó được định dạng lại (có thể hiểu
đơn giản rằng nếu đầu đọc/ghi bắt đầu làm việc dịch về một biên phía nào đó của
track thì sau khi format cấp thấp các đầu đọc/ghi sẽ làm việc tại tâm của các
track mới).
Không nên lạm
dụng format cấp thấp nếu như ổ đĩa cứng của bạn đang hoạt động bình thường bởi
sự định dạng lại này có thể mang lại sự rủi ro: Sự thao tác sai của người dùng,
các vấn đề xử lý trong bo mạch của ổ đĩa cứng. Nếu như một ổ đĩa cứng xuất hiện
một vài khối hư hỏng thì người sử dụng nên dùng các phần mềm che giấu nó bởi đó
không chắc đã do sự hoạt động rơ rão của phần cứng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét