Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Một số lỗ hổng bảo mật.(cập nhật....)

1. Theo dõi vị trí GPS và cuộc gọi (kiểu như MTMD).

Một lỗ hổng nghiêm trọng trong hệ thống riêng điện thoại di động sử dụng để giao tiếp với nhau trên toàn thế giới – Hệ thống tín hiệu toàn cầu, gọi là SS7
SS7 hay còn gọi là hệ thống tín hiệu số 7 là một bộ giao thức được sử dụng bởi hầu hết các nhà khai thác viễn thông trên toàn thế giới để kết nối  với nhau khi chuyển hướng các cuộc gọi, văn bản và dữ liệu Internet. SS7 cho phép các hãng điện thoại di động thu thập thông tin về vị trí từ tháp điện thoại di động và chia sẻ với nhau. Điều này có nghĩa là một hãng viễn thông Mỹ sẽ tìm thấy khách hàng của mình, không có vấn đề gì ngay cả khi họ đi đến bất kỳ nước nào khác.
Khai thác thành công lỗ hổng trong SS7 có thể cho phép kẻ tấn công lắng nghe tất cả các cuộc gọi bằng giọng nói của bạn cũng như theo dõi vị trí chính xác GPS của bạn.

2. Nhiều lỗ hổng rò rỉ trong Pocket Add-on cho Firefox

Nút Pocket trong trình duyệt Firefox cho phép bạn lưu lại các liên kết, video, các trang web, hoặc các bài báo vào tài khoản Pocket của bạn chỉ với một cú nhấp chuột, giúp bạn đọc chúng sau này dễ dàng hơn, thường là khi ngoại tuyến. Tuy nhiên, các lỗ hổng được phát hiện bởi nhà nghiên cứu bảo mật Clint Ruoho có thể cho phép tin tặc có được quyền truy cập root không hạn chế tới các máy chủ lưu trữ các ứng dụng

3. Có thể bị hack ngay cả khi download phầm mềm từ trang chủ của nhà sản xuất

 Bài viết của Ddos. Trước đây, mục đích chính của MTIM là nghe lén, ăn cắp thông tin qua các gói tin, thay đổi hoặc làm độc ARP, thay đổi DNS. Nhưng với Josh Pitts, MITM không dừng lại ở đó. Ngoài những hệ quả trên của MITM, Josh Pitts đã thay đổi nội dung của gói tin và inject shellcode vào các gói tin ấy. Nó nguy hiểm ở chỗ, khi bạn muốn tải bất kỳ một file cài đặt dạng exe như idm.exe, winrar.exe từ trang chủ, kẻ tấn công sẽ thực hiện tấn công MITM sử dụng BDF và BDFProxy, khi nạn nhân gửi lệnh download, gói tin có chứa file .exe sẽ được kẻ tấn công chặn lại và chèn mã độc vào đó. Lúc này, nạn nhân không một chút hoài nghi bởi lẽ, họ đang tải file cài đặt từ trang chủ của phần mềm. Nhưng không may mắn, họ đã bị dính mã độc.

4.Lỗ hổng xâm nhập trái phép trên android

lỗ hổng trong Debuggerd (trình gỡ lỗi được tích hợp trong Android). Lỗi này có thể bị kết hợp với một số tùy biến để tin tặc thực hiện các mã khai thác trái phép trên thiết bị. hỗ hổng này hiện diện trong tất cả các phiên bản Android bắt đầu từ 4.0 (Ice Cream Sandwich) đến 5.x (Lollipop). Như vậy, ước tính lỗ hổng đang chiếm đến 94% thiết bị chạy Android.
tin tặc có thể tạo ra một tập tin EFL đặc biệt (Executable và Format Linkable - Định dạng thực thi và liên kết) để khiến trình gỡ lỗi (debugger) ngừng hoạt động nhằm xem được các tập tin kết xuất (dump file) và tập tin đăng ký (log file).
lợi dụng cho các mục đích tấn công từ chối dịch vụ, bằng cách liên tục làm ngừng hoạt động trình gỡ lỗi được tích hợp sẵn. Ngoài ra, lỗ hổng này còn xâm nhập được vào camera và các phân vùng lưu trữ bên ngoài.


5. khai thác Portmap  khuếch đại tấn công DDoS.

NFS sử dụng thủ tục RPC (Remote Procedure Calls) để gửi, nhận yêu cầu giữa máy trạm và máy chủ nên dịch vụ portmap (dịch vụ quản lý yêu cầu RPC) cần phải được khởi động trước. Trên máy chủ NFS (máy dự định sẽ chia sẻ dữ liệu) khởi động hai dịch vụ nfs và portmap.
Portmaper: tiến trình này không làm việc trực tiếp với dịch vụ NFS mà tham gia quản lý các yêu cầu RPC từ máy trạm gửi đến.
Portmaper hoạt động trên cổng 111(tcp và udp).

6. Một cách khai thác lỗ hỗng XSS.

Đây là lỗ hổng trong PayPal
  • Kẻ tấn công cần thiết lập một trang web mua sắm lừa đảo hoặc chiếm quyền điều khiển một trang web mua sắm hợp pháp bất kỳ nào đó
  • Sau đó, kẻ tấn công thay đổi nút “CheckOut” (Thanh toán) với một URL được thiết kế để khai thác lỗ hổng XSS
  • Bất cứ khi nào người dùng Paypal duyệt trang web mua sắm đã bị kẻ lừa đảo thay đổi, và bấm vào nút “CheckOut” để trả tiền với tài khoản Paypal của họ, họ sẽ bị chuyển hướng đến trang Secure Payments
  • Trang này thực ra hiển thị một trang web lừa đảo, trong đó các nạn nhân được yêu cầu nhập thông tin thẻ thanh toán của họ để hoàn thành việc mua sắm
  • Sau đó bằng cách nhấp vào nút Submit Payment (xác nhận thanh toán), thay vì trả tiền cho sản phẩm (chẳng hạn như 100 USD) thì người dùng Paypal sẽ trả số tiền này cho kẻ tấn công.
7. Mã độc tống tiền khóa PIN thiết bị Android

LockerPIN phát tán qua các kho ứng dụng của bên thứ ba không rõ nguồn gốc,  lừa người dùng tải về, Sau khi cài đặt thành công, mã độc cố gắng có được quyền quản trị trên thiết bị bằng cách chèn cửa sổ của chính nó lên tin nhắn hệ thống, giả mạo là một cập nhật, Khi nạn nhân click vào cài đặt có vẻ vô hại này, họ không biết rằng đã kích hoạt quyền quản trị trên thiết bị cho mã độc. khi đó LockerPIN sẽ thiết lập hoặc thay đổi khóa PIN của thiết bị, khóa màn hình và yêu cầu khoản tiền chuộc 500$.






































Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét